MỘT SỐ XU HƯỚNG CHÍNH TRONG CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG – ENERGY TRANSITION

Các xu hướng trong ngành điện

Theo kịch bản chuyển dịch năng lượng đến năm 2050 của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế – IRENA, điện năng sẽ chiếm trên 50% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2050, tăng hơn gấp đôi so với mức 20% hiện nay. Trong đó, năng lượng tái tạo sẽ chiếm đến 86% lượng điện năng cung cấp trên toàn cầu.

Trên thế giới hiện nay, năng lượng tái tạo hiện đang chiếm hơn 1/3 công suất lắp đặt toàn cầu. Tính kinh tế của than có xu hướng giảm đi nhanh chóng trong những năm tới khi ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các cơ chế định giá carbon, trong khi chi phí của các công nghệ Năng lượng tái tạo và lưu trữ năng lượng tiếp tục giảm. Điện mặt trời và điện gió chiếm 67% nguồn bổ sung công suất phát điện mới, trong khi công suất điện từ nhiên liệu hóa thạch chỉ chiếm 25% tổng công suất bổ sung mới.

Trong thập kỷ qua, giá điện gió đã giảm 70% và điện mặt trời giảm trung bình 89%. Giá năng lượng tái tạo ở quy mô công nghiệp hiện thấp hơn đáng kể so với giá năng lượng sản xuất từ nguồn than và khí đốt và chúng chỉ bằng một nửa giá từ nguồn hạt nhân. Các con số mới nhất một lần nữa khẳng định rằng việc xây dựng nhà máy sản xuất năng lượng sạch mới rẻ hơn so với vận hành các nhà máy điện than hiện có.

Theo IRENA, thống kê tại các quốc gia cho thấy chi phi sản xuất điện ở các dự án điện mặt trời quy mô lớn đã giảm 85% ở Ấn Độ trong giai đoạn 2010-2019. Các nước như Trung Quốc, Ý và Hàn Quốc cũng giảm 82%, tiếp sau là Tây Ban Nha (81%), Úc (78%), Pháp (77%), Đức (73%) và Mỹ (66%). Các thị trường mới nổi cũng được hưởng lợi từ việc giảm giá. Ví dụ, Việt Nam đã chứng kiến chi phí điện mặt trời giảm 56% kể từ năm 2016 (IRENA RE cost database).

 

Đã đăng vào Tin tức